ĐỊA ĐIỂM

HOÀNG HÔN CÁT CÁT – Sự Liên Kết Trong Bố Cục

TÌM BỐ CỤC LÀ TÌM VÀ CANH SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC YẾU TỐ NỔI BẬT TRONG ẢNH
Tiếp theo bài trước khi đến miền núi một trong những chủ thể mình tìm là cây độc mộc. Khi đi qua chổ này mình thấy cây này dáng không phải xuất sắc lắm, nhưng trong khung cảnh này nó khá đẹp, vì nó có dáng rũ qua trái theo hướng ngã của sường núi. Khi sườn núi nghiên về trái thì mắt mình đã tự nhiên nhìn theo hướng đó, khi phóng theo mình lại thấy một ngọn núi nhô cao, vì thế canh cây này vào hướng đó nó cũng phóng theo đến đình núi đó, tạo ra một sự liên kết giữa các yếu tố chính trong bố cục.

CANH MẶT TRỜI VÀO ĐỂ LÀM MẠNH THÊM CHỦ THỂ
Ngay vị trí cái cây đó lại có mặt trời đang lặn, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà trong buổi đi khảo sát trước đó mình đã để ý cái cây này và xem la bàn và biết nò sẽ trùng khớp ở góc này. Khi trỡ lại lúc mặt trời lặn, thì ánh sáng tỏa sáng thành ray xẹt qua sương nhẹ trên bầu trời chiếu trùm khung ảnh thật là đẹp (ray này là do hên không biết trước), làm mạnh thêm chủ thể cây độc mộc trong ảnh.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. Hitech Filter 3 khẩu mềm + AndreLuu 150 Holder Do hậu cảnh là núi nhấp nhô và có mặt trời trong khung ảnh, nên mình dùng 3 khẩu mềm để che bớt ánh sáng của mặt trời, làm cho ray xẹt hiện rõ hơn, và sự chuyển tiếp từ trời xuống đất nhẹ nhàng và tự nhiên. Andreluu 150 holder gắn vào lens Nikon 14-24 rất vững chắc không bị lung lay trong trời gió như hôm này.

2. Chân máy và Remote Chân máy được ghim xuống đáy nước để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

THÔNG SỐ
Tốc độ 1/50 Giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 5500K, tiêu cự 18mm.
Lấy nét trực tiếp ở thân cây độc mộc vì nó ở tương đối xa khoảng 5m và không dùng cách lấy nét tối ưu trong trường hợp này. WB 5500K để cho ảnh có màu vàng ấm thích hợp cho hoàng hôn ấm áp này.

ĐỊA ĐIỂM
Đường vào sâu trong bản Cát Cát, Sapa.

ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 100, f11 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO từ 100 lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử và tất nhiên phải tăng tốc độ chụp để điều chỉnh cho 6 khẩu khi tăng ISO.

Tham khảo CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.

ẢNH CÙNG SERIES

_DSC1611

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp