ĐỊA ĐIỂM

HỒ LONG ẨN SAU CƠN MƯA

LẤY NÉT
Ở 3m và dùng F14 cho ảnh này để lấy trường ảnh và tiền cảnh cho rõ nét, thông số này lấy từ căn bản theo nguyên lý Hyperfocal Distance và gia giảm theo kiểm tra độ nét thực tế tại hiện trường.
ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 100, f14 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Gắn hết filter Grad ND 2.5 khẩu và ND 8 khẩu vào, giảm 10 khẩu (tăng thời gian chụp lên, vd vận tốc hiện tại là 1/60, thì tăng thời gian lên 1/30, 1/15, 1/8, ¼, ½, 1, 2 , 4, 8, 15 giây), rồi chụp lại và kiểm tra Histogram lại.
BỐ CỤC
Khi thấy mây chuyển màu đỏ có hình dài, thì mình canh cục đá ở góc cho tương xứng với mây, canh máy cho khoản cách không gian giửa mây và chân trời, chân trời và đá tương xứng với nhau, đặt đá vào tỉ lệ vàng với đường dẫn từ góc trái qua. Kiểm tra cho mọi thứ cân đối với nhau về các phần sáng tối và các phần có màu sắc.
FILTER
Gắn filter holder vào, kéo Grad ND lên xuống đển canh phần sáng ở chân trời tương xứng với phần sáng trên mặt hồ. Sau đó gắn ND filter vào.
Filter Grad ND 2.5 Khẩu là để che phần trời sáng hơn phần đất.
Filter ND 8 khẩu là che hết ánh sáng giảm xuống 8 khẩu cho phép chụp chậm (thời gian lâu hơn).
KIỂM TRA
Mỗi khi bấm máy, xem lại hình, kiểm tra Histogram xem có vừa đụng cạnh phải chưa (chuẩn), rồi kiểm tra các yếu tố trong hình và các chi tiết có cân đối về ánh sáng hay không, nếu chưa như ý thì chỉnh Grad ND filter và chụp lại. Nếu trời gió làm cỏ cây mờ nhiều thì đợi gió vừa ngưng là chụp tiếp.
THÍ NGHIỆM
Chỉnh White Balance từ Auto qua manual, chụp thí nghiệm từ K4000 đến K7000 (hoặc dãi rộng hơn để xem màu nào đẹp nhất). Thay đổi bố cục qua lại lên xuống 1 chút xem có đẹp hơn không.

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp