TẠO ĐIỂM NHẤN VỚI SUNSTAR MẶT TRỜI
Đôi lúc mình đứng trước một cảnh đẹp có đầy đủ tiền cảnh và hậu cảnh mà khắp khu vực tìm không ra một cái gì đủ đẹp và nổi bậc để làm điểm nhấn. Nếu không có điểm nhấn thì tấm ảnh sẽ trỡ nên bình thường, kém phần thu hút. Một cách đơn giản nhất là tạo sunstar (sao xẹt mặt trời) để chính nó là điểm nhấn cho bức ảnh.SUNSTAR CÁCH TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG
Sau đây là những yếu tố để tạo ra sunstar:- Mặt trời sáng chói và bị che 1/2 đến 2/3 dể tạo ra sunstar hơn. Trong ảnh này, mặt trời vừa lặn xuống sau núi, bị che khoảng 2/3.
- Khép khẩu từ f11 đến f18. Tuỳ theo thiết kế của lens mà sunstar có thể xãy ra, có những lens chỉ cần dùng f11 hoặc f8 thì đã có thể tạo ra sunstar. Phần lớn các lens phải được khép khẩu đến f16 hay f22 mới tạo ra sunstar. f22 dể tạo ra sunstar nhất, nhưng vì f22 bị nhiểu xạ nhiều nhất làm mờ nét, giảm tương phản và vì thế giảm chất lương ảnh, nên bạn nên hạn chế dùng f22. Cách tối ưu nhất là bạn thữ ống kính của bạn xem ở khẩu độ f bao nhiêu thì có thể tạo ra sunstar và dùng khẩu độ f tối thiếu đó. Trong ảnh này sunstar trên là ở f11.
- Số cánh sunstar tuỳ thuộc vào số lá khẩu trong ống kính của bạn, số cánh sao bằng số lá khẩu chẵn, ví dụ ống kính có 6 lá khẩu tạo ra 6 cánh sao, lens có 8 lá khẩu tạo ra 8 cánh sao. Nếu lens có số lá khẩu lẽ thì số tia xẹt bằng số lá khẩu nhân đôi, ví dụ lens có 7 lá khẩu tạo ra 14 cánh sao, lens có 9 lá khẩu tạo ra 18 cánh sao.
- Flare là hiện tượng loé sáng khi chụp trực diện vào nguồn sáng mạnh như mặt trời, flare được tạo ra do ánh sáng phản chiếu từ thấu kính này qua thấu kính khác. Flare đẹp hay không thì lệ thuộc vào thiết kế của thấu kính và màn phủ nano trên những thấu kính đó. Bạn hãy thữ nghiệm với những ống kính mình có để biết về tính chất flare của nó như thế nào và ứng dụng nó vào sáng tác. Trong ảnh này là đặt tính flare của ống kính Canon 28-135 IS.
THÔNG SỐ
Tốc độ 1/30 giây, F/11, ISO 200, Custom White Balance 6000K, tiêu cự 28mm.Sony A7R + Lens Kit Canon 28-135 IS với adapter
Lấy nét ở trực tiếp tại dãi ngọn cỏ cuối cùng cách máy khoản 5m, dùng live view phóng ra to nhất với sự hỗ trợ của chức năng peaking.
ĐỊA ĐIỂM
Thung lũng trước khi đến mõ đá trên đường đi Lũng Cũ từ Đồng Văn, Hà Giang.Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 200, f11 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.Tham khảo CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM
HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance, Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.GHÉP PANORAMA
Chụp 3 tấm ngang trùng khớp với nhau khoản 1/2 và dùng chức năng Photomerge để ghép lại trong Photoshop CS6.Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.
Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa