ĐỊA ĐIỂM

BÌNH MINH TRÊN MÂY

CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN KHI SĂN MÂY LUỒN
Mây luồn luôn là một chủ đề cuốn hút đối với những người yêu nhiếp ảnh. Đi tìm mây luồn một cách chủ động cũng đã khó mà chụp được mây luồn kết hợp các tiêu chí về ánh sáng, chủ thể và tiền cảnh lại càng khó hơn. Sau đây là những khó khăn mình đã gặp và cách khác phục nó.

XÁC ĐỊNH CHỤP MÂY NHƯ THẾ NÀO
Bạn có thể chụp mây hay biển mây với ánh sáng thuận, ánh sáng nghiêng hay nghịch sáng.Các anh chị em trong đoàn và mình thì thích chụp mây luồn với ánh sáng nghịch với độ cao tầm ngang với mây để chụp hiện tượng ánh sáng lạ mỗi khi mây bay qua mặt trời. Sau khi xác định được điều này, thì mình chọn địa điểm với độ cao tương xứng với mực mây đồng thời lấy được cả mặt trời bình minh vào trong ảnh như trong ảnh cover.

CHỌN GÓC THÍCH HỢP VỚI MÂY DI CHUYỂN
Nét đặc thù của Sapa là những cây Sa Mu (còn gọi là Sa Mộc) với dáng cao, nhọn, giống như những cây thông mọc trên những sườn núi. Mỗi khi mây luồn được gió thổi sẽ bay trào qua che lấp hết cả cây và khi mây đổi chiều bay ra trở lại thì những ngọn cây sẽ hiện ra, thân cây sẽ nữa hiện nữa mờ trông rất đẹp. Có được ý tưởng này, đoàn LandscapeSaigon.com bắt đầu theo đường mòn di chuyển lên trên sườn núi để tìm tiền cảnh thích hợp với những cây Sa Mu trong khung ảnh khi trời còn chưa sáng.

CHÂN MÁY CẦN VỮNG ĐỂ HẠN CHẾ BỊ RUNG
Nếu bạn tìm được chổ và dựng chân máy trên nền đá thì chân máy sẽ rất vững, nhưng nhiều góc đẹp thì chỉ có đất mềm, cỏ hay bụi rậm ở trên sườn đồi. Để cho chân thật vững thì bạn nên dùng loại đầu chân kim loại nhọn và dài khoảng 1 tất dùng để ghim sâu vào trong đất mềm, xuyên qua cỏ và bụi rậm để giữ cho máy không bị rung, nhất là máy phải liên tục xoay và khoá mỗi khi mây di chuyển và mình di chuyển theo mây để bắt mây vào trong khung ảnh.

Chân kim loại nhọn ghim xuyên qua cỏ và đất mềm chóng rung cho chan máy.

Chân kim loại nhọn ghim xuyên qua cỏ và đất mềm chóng rung cho chân máy.

WHITE BALANCE CAO TỪ 6000K
Thay vì dùng AWB (Auto White Balance) thì bạn có thể chỉnh Custom White Balance để thấy được hiệu ứng của White Balance tác động vào màu ở cảnh đang chụp một cách trực tiếp. WB từ 6000K trở lên sẽ làm cho ánh sáng thêm ấm khai thác được sắc vàng cam vốn đã có sẵn trong ánh sáng mặt trời. Sắc vàng cam này khi chiếu xuyên qua mây sẽ làm mây ố màu tạo nên màu sắc đẹp lạ cho ảnh mây luồn.

LẤY NÉT
Trong ảnh này có tiền cảnh gần là những hốc đá có dây leo, nên mình áp dụng phương pháp lấy nét tối ưu và lấy nét vào những dây leo đó ở khoảnh cách khoản 4m ở f/11 cho ảnh rõ nét từ tiền cảnh đến vô cực ở tiêu cự 35mm.

BẮT LẤY KHOẢNH KHẮC
Sau khi đã lấy nét, chỉnh được độ phơi sáng tối ưucanh bố cục thì phần còn lại là đợi chờ, mỗi khi mây tràn vào và tràn ra là mình chụp, nguyên series của vị trí mây di chuyển từ ngoài vào trong để bạn có thể chọn được khoảnh khắc đẹp nhất. Do mây di chuyển tương đối chậm bạn chỉ cần nhìn mây mà bấm máy từ từ không cần thiết phải chụp nhanh dùng chức năng Bracketing. Và khi đuôi mây cuối cùng di chuyển ra thì mình xoay máy theo mây để lúc nào cũng có mây trong khung ảnh.

GRAD ND FILTER 3 REVERSE HAY CỨNG
Ở lúc bình minh và hoàng hôn, ánh sáng trên trời rất mạnh so với mặt đất nên Grad ND 3 stop rất hiệu quả để cân sáng cho 2 vùng. Do sườn núi nghiêng về bên phải nên mình kéo nghiêng filter theo sườn núi để không làm cho núi bị đen vì phần tối của filter chỉ che phần trời mà không cấn vào phần núi.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
Chân máy và Remote Chân máy giúp chống rung khi phơi. Remote để chụp mà không chạm vào máy, không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

THÔNG SỐ
Tốc độ 1/8 giây, F/11, ISO 50, Custom White Balance 5950K, tiêu cự 35mm. Máy Sony a7R + Lens Sony 16-35 f/4 FE.

ĐỊA ĐIỂM
Khu vực cây Samu trên đường cao lên Hầu Thàu, Sapa, Lào Cai.

HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance, Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.

Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.

Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp