ĐỪNG BỎ QUA KHẢ NĂNG CÓ MỘT GÓC ĐẸP
Trong nhiếp ảnh phong cảnh, cái khó nhất không phải là kỹ thuật hay bố cục mà là khả năng tìm ra một góc ảnh đẹp, nhất là góc ảnh đầu tiên. Góc ảnh dễ tìm nhất thường nằm ở bên đường. Lúc trên xe mình thường nhìn 2 bên đường và để ý xem có gì đẹp không. Ở miền núi tìm góc đẹp thường là tìm độc mộc đẹp hay hàng cây đẹp, kế đó nhìn xem tiền cảnh có lúa hay hoa không, hậu cảnh có núi không. Nếu thấy được dấu hiệu đầu tiên là cây đẹp, là mình xuống xe đi đến tận nơi để khảo sát và tìm 2 yếu tố còn lại, nếu có đủ 3 yếu tố trên thì mình đã có một góc đẹp. Bước còn lại là dùng la bàn để kiểm tra trong góc chụp có được mặt trời mọc hay lặn không, để lập kế hoạch thời gian trở lại khi ánh sáng đẹp nhất – bình minh hay hoàng hôn.Đều này thật sự nhiều lúc không phải dễ, như với góc ảnh trên, lúc mình đến khảo sát thì trời đã qua khoảnh khắc đẹp nhất nên phải trở lại. Trước mắt, đường vào trung tâm Hoàng Su Phì còn cách 70 km nữa, thời gian đi xe mất 3 tiếng vì đường đèo ngoằn ngoèo quanh co. Nhưng ngày hôm sau mình cũng nhất quyết trở lại và may mắn được sự trợ giúp của Du Vũ – một người bạn tốt. Chuyến đi mất 3 tiếng, chụp 1 tiếng và lọ mọ trở về trung tâm Hoàng Su Phì mất thêm 3 tiếng nữa, tổng cộng là 7 tiếng cho một góc ảnh này. Nhưng đây chưa phải là hết, chắc là năm sau đến mùa lúa chín, mình sẽ trở lại đây để tìm lại khoảnh khắc đẹp hơn.
THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. Filter Hitech 3 khẩu mềm kéo đến chân núi ở hậu cảnh.2. Chân máy và Remote Chân máy giúp chống rung khi phơi. Remote để chụp mà không chạm vào máy, không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.
THÔNG SỐ
Tốc độ 6 giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 4700K, tiêu cự 28mm.Sony A7R + Lens Kit Canon 28-135 IS với adapter
Lấy nét trực tiếp ở hàng cây.
ĐỊA ĐIỂM
Tân Lập trên đường từ Tân Quang đi vào Hoàng Su Phì, Hà Giang.Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance, Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.PANORAMA
Chụp 3 tấm ngang ở 28mm và ghép panorama dùng chức năng Photomerge trong Photoshop CS6, sau đó xử lý trong lightroom 5.Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.
Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa