BÍ QUYẾT CHỤP SÓNG CHUYỂN ĐỘNG
Sóng biến khi chụp với tốc độ đủ chậm sẽ tạo ra vệt dài mềm mại, thể hiện được sự chuyển động của nước. Khi kếp hợp được với một góc ảnh đẹp nó có thể tạo ra một ảnh độc đáo.TÍNH CHU KỲ CỦA SÓNG
Để chụp được khoảnh khắc đẹp một cách chính xác lúc sóng sóng trào, bạn cần phải nhìn và ghi chú từ lúc sóng bắt đầu trào qua tản đá hay tiền cảnh và theo dõi đến khi sóng chấm dứt là bao nhiêu giây. Thời gian này là thời gian tối đa cho phép mà bạn có thể chụp chậm (phơi), vì nếu bạn chup lâu hơn thời gian này, cơn sóng kế tiếp sẽ làm ảnh bạn mờ đi, xoá mất chi tíết mà bạn muốn chụp. Ví dụ, trên ảnh cover chu kỳ sóng sau khi sóng đánh lên bờ và bắt đầu trào xuống (đầu chu kỳ) là mình bắt đầu ghi nhớ đến khi sóng chảy xuống hết (cuối chu kỳ) và cơn sóng mới bắt đầu dâng lên là 2 giây.
CÁCH THỮ NGHIỆM HIỆU ỨNG SÓNG VỚI TỐC ĐỘ CHỤP
Bắt dầu từ tốc độ chụp tối đa là thời gian bạn tìm được trong chu kỳ ở trên và giảm dần. Sau khi chụp thữ 1 series ảnh với nhiều tốc độ khác nhau, bạn hảy xem tốc độ nào cho hiệu ứng đẹp nhất. Tốc độ càng chậm vệt nước càng mềm, nếu quá mềm chi tiết sóng sẽ bị mờ. Tốc độ càng nhanh vệt nước càng cứng, nếu quá cứng nước sẽ bị đóng băng không còn thể hiện vệt chuyển động. Ví dụ trên ảnh cover, tốc độ chụp là 1 giây.
BẮT KHOẢNH KHẮC VỚI BRACKETING
Bạn phải chụp nhiều tấm với nhiều cơn sóng khác nhau với nhiều tấm liên tiếp trong chu kỳ sóng để chọn ra 1 tấm đẹp nhất. Ví dụ trên ảnh cover, mổi khi sóng bắt đầu trào là mình chụp liên tục cho đến khi hết trào, có nghĩa là mình chụp 3 tấm, mỗi tấm 1 giây trong 3 giây chù kỳ để không mất một khoảnh khắc nào trong mỗi đợt sóng.
CÁCH DUY TRÌ TỐC ĐỘ CHỤP KHI ÁNH SÁNG THAY ĐỔI
Ở lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng thay đổi rất nhanh trong lúc bạn đang chụp. Lúc bình minh thì ánh sáng sáng dần và hoàng hôn thì ánh sáng tối dần. Để giữ nguyên tốc độ chụp, bạn cần chuyền qua chế độ S (ưu tiên tốc) hoặc chế độ A (ưu tiên khẩu). Mình chọn chế độ A để điều khiển luôn cả khẫu độ để giữ cho trường ảnh vẩn nằm trong tầm nét tối ưu. Khi ánh sáng thay đổi thì dùng khẩu hoặc ISO để bù sáng và dùng ND filter để giảm sáng khi cần. Trong trường hợp này dùng ND vari filter (loại ND tròn vặn thay đổi được độ sáng từ 1 đến 6 stop hoặc nhiều hơn liên tục) rất tiện lợi.
CHỌN THỜI KHẮC ĐẸP NHẤT TRONG NGÀY
Thời khắc đẹp nhất để chụp sóng là lúc bình minh và hoàng hôn. Tuy ảnh cover được chụp vào lúc bình minh nhưng không thấy được ráng của binh minh là vì là góc máy ở hướng Nam. Tuy nhiên vào giờ vàng này ánh sáng tác động vào sóng và cảnh vẫn rất đẹp so với lúc mặt trời đã lên cao.
ẢNH CÙNG SERIES
ẢNH THÁC BIỂN I (11/2013)
THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. DÙNG GRAD ND 3 STOP REVERSE, ND 5 STOPFilter Grad ND 3 stop reverse che tới phần đá đen bên trên để cân sáng 2 vùng trời và đất. ND 5 stop kết hợp với khẩu để điều khiển tốc độ chụp ở mức 1 giây cần thiết cho chu kỳ và hiệu ứng của sóng trong ảnh cover.
2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.
ĐỊA ĐIỂM
Hang rái, Vĩnh Hy, Ninh Thuận.Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 100, f/5.6 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.Tham khảo: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM
HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND, và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.
Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa