“Lạc quan, kiên nhẫn và chịu khó sẽ giúp bạn vượt qua đoạn đường chông gai.” Andre Luu
VÌ SAO BẠN NÊN LẤY NÉT TAY (MF) TRONG PHONG CẢNH?
Đã từ lâu máy ảnh đã có chức năng lấy nét tự động (AF) và chức năng này càng ngày càng nhanh và càng chính xác. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại chức năng AF thường chỉ hoạt động ổn định trong điều kiện ánh sáng tốt như sau khi mặt trời đã mọc và trước khi mặt trời lặn. Sau đây là những tình huống AF không hoạt động tốt và MF là kỹ thuật lấy nét chính xác hơn, dể hơn và đáng tin cậy hơn.AF CÓ THỂ KHÔNG CHÍNH XÁC VÌ TRỜI CÒN QUÁ TỐI
Khi tia sáng đầu tiên hừng lên trên chân trời, nó thường có màu đỏ đậm rất đẹp, màu này sẽ chuyển sang đỏ tươi, cam, vàng và cuối cùng là trắng sau khi mặt trời mọc. Để bắt được hết những khoảnh khắc này, khâu chuẩn bị gồm có lấy nét phải thật chuẩn và chính xác để bạn không phải hối tiết khi trở về và phát hiện ra những ảnh đẹp rực rỡ mà bạn vừa chụp điều bị mờ mờ vì không nét. Để tránh tình huống đó, bạn phải hoàn tất việc lấy nét một cách chính xác lúc trời còn tối để chỉ còn tập trung vào việc bắt khoảnh khắc và sáng tác.AF CÓ THỂ KHÔNG CHÍNH XÁC VÌ CHƯA ĐƯỢC CÂN CHỈNH TỐI ƯU (CALIBRATED)
Không phải bạn bật AF là máy có thể lấy nét chính xác đâu. Trong các máy DSLR thì chức năng AF được thực hiện bởi một con chip AF riêng khác với cảm biển (sensor) của máy ảnh, nên có nhiều sự kết hợp giữa ống kính và máy cho ra kết quả AF chưa chính xác. Các NAG chuyên chụp thể loại tốc độ như thể thao dùng AF thường xuyên thường phải cân chỉnh lại AF cho từng ống kính của họ vì lý do này. Để cân chỉnh AF, bạn dùng 1 cây thướt 2 chiểu (ngang và dọc), lấy nét AF ngay tâm (0,0) chụp và kiểm tra sai lệch rồi dùng chức năng “Micro AF adjustment” để chỉnh lại cho AF chính xác, sau đó lưu danh sách ống kính đó vào bộ nhớ của máy.AF BẤT TIỆN CHO VIỆC LẤY NÉT TỐI ƯU 1 LẦN CHO MỔI TIÊU CỰ
Khi bạn chụp ảnh phong cảnh có tiền cảnh thì việc Lấy Nét Tối Ưu chỉ cần làm 1 lần, và chụp mãi cho đến khi bạn thay đổi tiêu cự hay chạm vào vòng nét làm sai điểm lấy nét. Khác với MF với điểm lấy nét không thay đổi, AF bắt đầu lấy nét lại mổi khi bạn bấm máy vì thể nếu bạn quên khoá điểm lấy nét thi điểm lấy nét sẽ thay đổi và không còn tối ưu. Củng có trường hợp bạn quên mở khoá nét để lấy nét lại khi chụp góc khác có khoản cách lấy nét tối ưu khác và cuối cùng là ảnh out net. Để tránh 2 tình huống trên và đơn giản hoá việc lấy nét chính xác và an toàn thì MF là lựa chọn tốt nhất.MF VỚI LIVE VIEW LÀ PHƯƠNG PHÁP CHÍNH XÁC VÀ ĐÁNG TIN CẬY NHẤT
Khác với AF chip, MF với LIVE VIEW là bạn lấy nét trực tiếp với cảm biến (sensor), chính trên công cụ chụp ảnh. Những gì bạn thấy nét trong LIVEVIEW sẽ chắc chắn nét trong file ảnh (WYSIWYG). Trong điệu kiện ánh sáng yếu khi trời còn quá tối. Bạn chuyển lens và máy qua chế độ lấy nét tay (MF) và dùng LIVE VIEW phóng to điểm lấy nét ra. Bạn nên chọn điểm lấy nét nào có sự tương phản tốt để dể nhận rõ và kết hợp dùng đèn pin chiếu vào điểm lấy nét đó và kiểm tra thực tế bằng mắt mình khi lấy nét tay (MF). Khi xoay vòng nét qua lại thì điểm rõ nhất giữa 2 vùng mờ trước và sau điểm rõ nhất đó là điểm nét nhất. Nếu bạn dùng máy Sony, ban có thể bật chức năng peaking và ống ngắm điện tự (EVF) để giúp kiểm tra điểm nét nhất càng dể dàng hơn.KIỂM TRA ĐỘ NÉT SAU KHI CHỤP
Sau khi chụp bạn nên thường xuyên kiểm tra nét ảnh vừa chụp, bằng cách zoom ảnh to lên 100% và di chuyển kiểm tra từ tiền cảnh dến vô cực, từ trái sang phải xem ảnh có nét không và khắc phục chụp lại nếu phát hiện có lổi lấy nét không chính xác.THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. DÙNG GRAD ND 4 STOP CỨNGGrad ND 4 stop để cân bằng vùng trời làm hiện chi tiết mây và làm rõ chi tiết trên đá đen.
2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.
THÔNG SỐ
1.3 giây f/11 ISO 100 WB 4800K, tiêu cự 12mm.Sony A7R với lens Voigtlander 12 (phiên bản gắn được filter vuông và chống phản chiểu)
Lấy nét ở 0.8m ở chùm cây xanh theo Cách Lấy Nét Tối Ưu.
ĐỊA ĐIỂM
Khu vực gần Hòn Đỏ, Mỹ Hiệp, Thanh Hải, Ninh Thuận. Cách Vịnh Vĩnh Hy 30km.Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 100, f/11 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.Tham khảo: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM
HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND, và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.
Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa