ĐẤT CÁT LÀ NGUYÊN DO SỐ 1 LÀM KẸT VÀ HƯ CHÂN MÁY
Trong những chuyến đi biển vừa qua, nhiều anh chị em đã bị hỏng chân máy. Nguyên do chủ yếu là vì chưa biết cách xử lý đúng cách khi chân máy bị dính cát và vô tình làm cát lọt vào bên trong ống chân, làm trầy ren, kẹt khóa, cứng chân máy và khi dùng lực mạnh tác động để kéo ra và kết quả làm bể, vỡ hoặc gãy các bộ phận trong chân.
Một khi cát làm trầy ren, thì khóa vặn mãi mãi không còn êm như lúc đầu, vặn nghe tiếng ma sát xạc xạc tạo cảm giác khó chịu cho người dùng.
4 BƯỚC THAO TÁC CHÂN MÁY ĐÚNG CÁCH Ở ĐỊA ĐIỂM NHIỀU BÙN VÀ ĐẤT CÁT
- Chỉ kéo hoặc rút khúc chân máy khi khúc đó đang ở trạng thái sạch, không đất cát.
- Kéo chân ra từ ống chân dưới cùng nhất, để khóa chân cách xa mặt đất tránh cát lọt vào
- Nếu bạn muốn ghim chân sâu vào đất bùn, cát thì bạn nên dùng tay đè áp lực lên từng chân cho đến khi nó lún xuống đủ sâu và cứng. Không đè và giật mạnh toàn chân, vì hiệu quả kém và có thể làm gãy các khớp chân.
- Khi rút chân lại từ ống chân trên nhất vì ở trên ít bị dính cát hơn và xa mặt đất cát, và rữa chân cho trôi cát đất đi hết trước khi rút phần còn lại vào.
4 BƯỚC XỬ LÝ KHI CHÂN MÁY BỊ DÍNH BÙN VÀ ĐẤT CÁT
- Nếu lỡ bị dính đất cát thì giữ nguyên trạng thái, không được kéo hay rút chân máy cho đến khi được rữa sạch hoàn toàn không còn đất cát.
- Khi rữa chân máy, để chân máy nằm ngang và rữa nước nhẹ sao cho đất cát không chạy thêm vào trong khớp khóa.
- Nếu đất cát đã chạy vào trong khớp khóa thì tháo nấp khóa vặn ra, rút ống ra, tháo 2 miếng nhựa kẹp ở đầu ống ra. Rữa sạch trong từng bộ phận, đặc biệt lưu ý bên trong nắp khóa, có 1 vòng nhựa có thể giữ đất cát bên trong, cần xịt nước rữa sạch phần này, nếu lấy ra được thì càng tốt.
- Sau khi rữa sạch cần lau khô hay phơi ráo rồi ráp chúng lại.
CÁCH XỬ LÝ KHI CHÂN ĐÃ BỊ CÁT LÀM KẸT CỨNG
- Bí quyết là dùng nước chảy để làm chạy đất cát thì mới có thể làm lay chuyển phần kẹt.
- Nếu 1 khúc ống chân bị kẹt, thì mở khúc chân trên và dưới ra để xử lý riêng. Dùng nước xịt vào khúc chân trên, để làm cho đất cát ở vùng kẹt từ từ có thể được di chuyển và làm lỏng ra.
- Nếu quá cứng thì thật thận trọng, không dùng lực đóng quá mạnh vì sẽ làm cho chân bị hư, hoặc đứt 2 miếng nhựa giữ ống ở 2 bên, rất khó tìm để thay thế.
CÁCH XỬ LÝ NƯỚC MUỐI BIỂN
Nước biển nếu không rữa sạch ngay sau buổi chụp sẽ khô đi và để lại muối biến, nó cũng có sức phá gần như cát. Ngoài ra muối để lâu sẽ ăn vào các bộ phận nhôm mà đã bị trầy không còn lớp da anode bảo vệ bên ngoài, và oxy hóa, làm hư phần nhôm đó. Phần lớn các loại inox thông dụng không bị gỉ với nước ngọt, nhưng sẽ gỉ với nước muối nếu để đủ lâu. Nên việc kéo dài hết chân máy ra, và rữa sạch sau mỗi buổi chụp là thiết yếu.
VỀ ẢNH COVER VÀ THIẾT BỊ DÙNG
Góc chụp rêu ở cục đá Bà Khòm đã thu hút quá nhiều sự chú ý từ các bạn yêu nhiếp ảnh cũng như du khách đi chùa để chụp ảnh lưu niệm. Nên gần đây mình tập trung đi tìm các góc rêu khác để chia sẻ cho các bạn yêu nhiếp ảnh có thêm góc chụp mới và sẽ từ từ giới thiệu đến các bạn trong các post tới. Góc ảnh rêu này là cụm đá rêu bên ngoài và bên phải của cụm đá Bà Khòm.
Máy Sony a7r3.
Lens Sony 16-35 f2.8 GM ở 16mm.
Gnd 2-stop Hard, chưa cần fitler ND vì trời còn tối.
Chân máy phong cảnh AndreLuu L63 vững không rung khi phơi trong điều kiện có sóng.
Đèn pin vàng cam AndreLuu C20 đeo trán chiếu nhẹ vào vùng tối nhất./.
Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.
Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa