MÂY LUỒN DI CHUYỂN NHƯ SÓNG BIỂN
Ngoài việc canh thời tiết để săn đúng lúc có mây luồn, thì chờ đợi mây để chụp đúng lúc cũng là điều khó khăn và phải cần chờ đợi. Mây luồn ở Sapa ngập tràn cả thung lũng, kết hợp với gió, mây trào qua trào lại di chuyển như sóng biển. Khi mây phủ kín khung cảnh trở thành một cái phông trắng xoá, còn khi mây không phủ thì đất và cây phô bài ra dáng trơ trọi. Nên mây luồn đẹp nhất là lúc sau khi mây trào lên sườn núi, che kín mọi thứ rồi bắt đầu rút ra hướng khác, để lộ các đầu cây nữa chìm trong mây trắng. Lúc đó mây luồn xuyên qua giữa những hàng cây trông đẹp tuyệt vời. Vì thế mây được gọi là mây luồn.THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. Filter 3 khẩu mềm + AndreLuu 150 Holder Phần trời và mây quá sáng so với phần đất dưới hàng cây, nên filter mềm giúp cân sáng chuyển tiếp rất tự nhiên từ trời xuống đất.2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.
ĐIỂM NHẤN
Hàng cây là điểm nhấn trong biển mây bao la.THÔNG SỐ
Tốc độ 1/8 Giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 5650K, tiêu cự 15mm.Lấy nét ở cây nhô cao phía trước bên phải dùng live view phóng ra to nhất với sự hỗ trợ của chức năng peaking.
F/11 là khẩu độ vừa nét vừa có trường ảnh sâu và mình đang dùng lens Nikon 14-24mm với adapter trên Sony A7R nên để khẩu cố định để khỏi phải nhớ mình chụp khẩu gì vì adapter cho Nikon không có truyền EXIF.
ĐỊA ĐIỂM
Rừng Thông trên đường đi Sa Pả nhìn xuống thung lũng Lao Chải, Sapa.Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 100, f11 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.Tham khảo: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM