ĐỊA ĐIỂM

MẮT PHỤNG KÊ GÀ

NHÌN MÂY CHỌN GÓC CHỤP ĐỂ TỐI ƯU KHOẢNH KHẮC
Để tối ưu khoảnh khắc mà thiên nhiên ban tặng, mình thường nhớ hết trong đầu mỗi góc chụp, và điều kiện để làm cho nó đẹp nhất có thể trong khu vực địa điểm chụp. Khi trời bắt đầu hừng lên là mình xem ráng mây hôm ấy có hình dáng gì và nằm ở đâu, hướng nào trong bầu trời, và mình lập tức liên tưởng ngay hình dáng của mây đó ở vị trí góc trời đó thì sẽ ăn khớp vào góc chụp nào.

Trả lời được câu hỏi này, thì mình lập tức di chuyển vào góc chụp để kết hợp vị trí và dáng mây đó, kết quả là mình có được các yếu tố nằm trong bố cục như ý gần như là vẽ nó theo ý mình. Thêm một lần nữa mình không thể nào nhấn mạnh đủ sự quan trọng của viêc tìm và chọn góc chụp cho mỗi khu vực trước khi đến giờ chụp.

VỀ ẢNH COVER
Trong buổi hoàng hôn ngày hôm trước mình đã chụp ở góc này nhưng không lấy hậu cảnh là hải đăng vì ở đó không có ráng mây đẹp. Nhưng bình mình hôm này, mây chợt hiện ra trên hải đăng, và mình nhanh chóng di chuyển đến lổ nước để chụp được khoảnh khắc hiểm hoi này.

Để chụp góc này, mực nước phải cao đến bờ đá nằm sâu trong bờ (tháng 12 đến tháng 1), và ráng mây phải hiện ra ở hướng chính Nam, đều này rất hiếm vì thường bình minh thì ráng nằm ở hướng Đông và hoàng hôn thì ráng lại nằm ở hướng Tây.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. Filter 3 khẩu cứng, ND 6 khẩu để cân sáng (che bớt) phần trời và cho phép phơi lâu làm nước mịn màng.

2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

THÔNG SỐ
Tốc độ 30 Giây, F/8, ISO 100, Custom White Balance 4500K, tiêu cự 12mm. Sony A7R với lens Voigtlander 12mm (ngàm Leica M) với adapter.

Lấy nét ở vũng nước ở khoảng cách 1.2m theo Cách Lấy Nét Tối Ưu dùng live view phóng ra to nhất với sự hỗ trợ của chức năng peaking. F/8 là khẩu độ nét nhất cho ống kính mình đang xài và đồng thời cũng cho mình trường ảnh sâu.

ĐỊA ĐIỂM
Bãi đá đối diện Hải đăng Kê Gà, Bình Thuận.

ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 100, f8 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.

Tham khảo: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND, và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.

Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.

Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp