ĐỊA ĐIỂM

RÊU NON CỔ THẠCH

CÁCH NHÂN DẠNG HÌNH HỌC TRONG PHONG CẢNH
Không giống với các thể loại nhiếp ảnh khác, trong nhiếp ảnh phong cảnh, bạn không thể di dời khối đá hay những yếu tố cố định trong phong cảnh thiên nhiên. Vì thế trước khi có thể bố cục nó như thế nào thì bạn phải nhận ra hình dạng hay hình hoc đang có trong cảnh mình muốn chụp. Thấy được những hình học đó thì bạn mới có thể lựa chọn và quyết định hình học nào kết hợp với hình học nào để cho ra một bố cục đẹp.

Ảnh COVER có chủ thể là khối đá đầu rùa (nhìn từ góc của ảnh) là chủ thể vì khối đá đó rất đặc biệt và đang nổi trên bãi rêu. Để chọn một góc mới thì mình đi chung quanh tìm tiền cảnh mới cho nó và phát hiện ra khối đá gần bên có một hình học khá cân xứng và canh nó vào làm tiền cảnh. Trên khối đá này mình nhận ra nó có hình cung và điểm ở giữa cái cung đó là một lổ nước nhỏ tròn. Một hình học rất cân xứng, nên canh nó vào giữa kết hợp với khối đá chủ thể đầu rùa ở trung cảnh thì sẽ tạo ra một hình mới giống như một con chim Ưng đang nhìn ra biển.

_DSC4894-comp

Nhận ra hình học trong phong cảnh không khó, chỉ cần bạn để ý và liên tưởng thì từ từ bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn và sẽ tạo ra nhiều bố cục mới cho chủ thể củ. Phần còn lại thì bạn chỉ cần canh máy cho các yếu tố đó ăn khớp với nhau như đã trình bày trong bài 8 Cây Cọ Của Nhiếp Ảnh Gia.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. DÙNG GRAD ND 3 STOP CỨNG VÀ ND 6 STOP
Grad ND 3 stop cứng để cân bằng vùng trời sáng kéo đến mí đá ở tiền cảnh (qua chân cục đá đầu rùa) hiện rõ chi tiết mây và rêu trên đá ngược sáng. ND 6 stop làm sóng ở xa mờ như sương.

2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

THÔNG SỐ
Tốc độ 30 Giây, F/11, ISO 50, Custom White Balance 5650 K, tiêu cự 12mm.
Sony a7R + Voigtlander 12
(lens đã được cắt hood với giải pháp holder đặc biệt để có thể dùng được 5 filter 100mm cùng lúc mà không bị tối góc.)

Lấy nét ở khoản 1m ở theo Cách Lấy Nét Tối Ưu.

ĐỊA ĐIỂM
Bãi rêu sau chợ Cổ Thạch, Tuy Phong, Bình Thuận.

ĐỘ PHƠI SÁNG
Dùng ISO 50, f/11 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.

Tham khảo: CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM

HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND, và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.

Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.

Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp