ĐỊA ĐIỂM

TIA SÁNG NHA TRANG

THAM KHẢO BÍ QUYẾT CHỤP SUNSTAR ĐẸP MỘT CÁCH DỄ DÀNG

CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI CHỤP SUNSTAR

Sunstar rất thu hút và là một điểm nhấn rất độc đáo cho ảnh của bạn. Tuy nhiên chụp ra được một sunstar đẹp mà không ghép ảnh với 2 độ phơi sáng khác nhau (exposure blending) thì rất khó. Sau đây là những lỗi thường gặp và cách hạn chế chúng.

KHU VỰC SUNSTAR BỊ CHÁY SÁNG
Mặt trời khi có thể tạo ra sunstar thì rất sáng nên nó làm tăng sự tương phản trong ảnh, nếu chụp cho mặt trời không bị cháy thì tiền cảnh bị thiếu sáng và nhất là vùng bóng tối (shadow) bị tối đen. Vì thế nên các bạn thường chụp cho tiền cảnh không bị thiếu sáng thì khu vực sunstar bị cháy không còn chi tiết. Bạn có thể hạn chế lỗi này như sau:

KIỂM TRA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM
Bạn phải kiểm tra histogram để đảm bảo độ phơi sáng không bị cháy, bước đầu có thể làm tiền cảnh ảnh bạn thiếu sáng và tối, nhưng tiếp tục áp dụng những kỹ thuật kế tiếp sẽ cho bạn ảnh đủ sáng mà không bị cháy. Tham khảo thêm CÁCH TỐI ƯU ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM.

CHE MẶT TRỜI Ở MỨC VỪA ĐỦ ĐỂ CÓ SUNSTAR
Sunstar tạo ra dễ dàng khi mặt trời được che một phần, che nhiều quá thì sunstar quá nhỏ hay không có, ít quá thì sunstar to nhưng mặt trời quá sáng làm cháy khu vực chung quanh. Để tìm vị trí tối ưu bạn nên chụp nhiều tấm với vị trí che khác nhau. Nếu cạnh che của tiền cảnh không thẳng góc với hướng di chuyển của mặt trời (vd mặt trời di chuyển lên, cạnh che thẳng đứng hay nghiêng như ảnh cover) thì bạn phải di chuyển vị trí máy bằng cách nhích từng chút cho mỗi ảnh chụp từ vị trí che nhiều (không sunstar) đến vị trí che ít (sunstar to nhất) rồi chọn ra một ảnh tối ưu.

Nếu tiền cảnh che nằm thẳng góc với hướng di chuyển của mặt trời (vd mặt trời di chuyển lên hay xuống, được dãy núi che ngang) thì bạn chỉ cần đợi mặt trời vừa nhú ra khỏi núi hoặc vừa lặn đến dãy núi là bắt đầu chụp cho đến khi mặt trời di chuyển và hết sunstar.

CHỤP MẶT TRỜI Ở VỊ TRÍ VỪA MỌC HAY GẦN LẶN
Mặt trời ở lúc mới mọc hay gần lặn khi có thể tạo ra sunstar thì cường độ đủ mạnh nhưng chưa quá gắt như vị trí cách xa chân trời.

DÙNG GRAD ND KHI CÓ THỂ
Phần bị cháy là phần mặt trời không bị che, nên khi có thể bạn nên dùng Grad ND filter để che đi phần bị quá sáng. Khi cạnh che mặt trời nằm ngang và tương đối ÍT nhấp nhô cao thấp như dảy núi thì dùng grad ND reverse hay hard từ 3-4 stop rất hiệu quả. Nhưng nếu tiền cảnh nhấp nhô cao thấp NHIỀU như trong ảnh cover thì dùng ND hard 2 stop kéo tới chân núi hay khối đá, tiền cảnh sẽ bị tối một chút nhưng có thể nâng phần bóng tối (shadow) lên khi xử lý.

ẢNH BỊ PHẢN CHIẾU TỪ MẶT LENS VỚI FILTER
Bất cứ filter nào nằm trước lens đều có thể gây ra phản chiếu, ánh sáng mạnh của mặt trời chiếu vào mặt ngoài của ống kính và phản chiếu lại filter rồi lại phản chiếu ngược lại trong ảnh, tạo thành những quần ánh sáng tròn theo định dạng của phía ngoài của mặt ống kính.

LẤY NHỮNG FILTER KHÔNG CẦN THIẾT RA
Trừ khi bạn cần cân sáng với Grad ND hay ND filter, những filter không cần thiết khác bạn nên lấy ra hết như filter bảo vệ, UV hay CPL để hạn chế bị phản chiếu. Nếu điều kiện ánh sáng trong cảnh cho phép không cần dùng filter thì bạn không nên xài bất cứ filter nào để hạn chế phản chiếu tối đa.

DÁN NHUNG CHỐNG CHÓI TRÊN MẶT ỐNG KÍNH
Bề mặt bóng lán chung quanh thấu kính nên được dáng nhung để hạn chế phản chiếu khi dùng filter Grad ND hay ND. Khi dùng filter holder thì phần bên trong giữa mặt ống kính và filter không được có chổ nào bóng lán có thể phản chiếu. Bạn nên kiểm tra và xử lý triệt để (vd Lens Voigtlander 12 chụp ảnh cover trên đã được mình dán nhung chống phản chiếu sau khi mod cắt đi phần hood để dùng được nhiều filter sise 100 cùng lúc).

ẢNH BỊ FLARE
Sau khi áp dụng những kỹ thuật trên mà ảnh vẫn bị flare (loé sáng) thì bạn nên xoay máy qua trái hay phải để tránh ở vị trí trực diện (thẳng góc) với mặt trời, vì nó sẽ dễ bị flare nhất.

CÁCH XỬ LÝ ẢNH SUNSTAR VỚI LIGHTROOM 5 HAY 6
Trên thực tế ảnh sunstar gần như lúc nào cũng bị cháy ở khu vực chung quanh mặt trời không bị che vì độ chênh lệch sáng quá lớn. Nhưng nếu bạn làm tốt thì mặt trời không bị cháy hay chỉ bị cháy một ít trong mức cho phép. Khi xử lý ảnh bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Giới hạn khu vực xử lý mặt trời với Radial Filter bao quanh mặt trời để không ảnh hưởng toàn ảnh.
  • Không dùng hoặc dùng tối thiểu giảm High Light để tránh làm gắt chuyển tiếp khu vực này.
  • Hạn chế tăng clarity hơn 10% để không làm gắt chuyển tiếp của khu vực.

THAM KHẢO

WORKSHOP LIGHTROOM 5 CỦA ANDRE LUU TRÊN YOUTUBE
Phần 1: https://www.youtube.com/watch?v=HaO5zvQ1-9U
Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=dten6lwYHHA

THÔNG SỐ

Tốc độ 1 Giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 8000K, tiêu cự 12mm. Sony a7r + lens Voigtlander 12mm (phiên bản đã được AndreLuu cắt hood và chống phản chiếu). Lấy nét ở khoảng cách 1.2m theo CÁCH LẤY NÉT TỐI ƯU ở cục đá tiền cảnh có sóng trào qua.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG

1. filter Grad ND Hard 2 stop kéo đến chân đá theo chiều nghiêng qua phải, để giảm bớt ánh sáng phần trời, phần đá bị che tối được nâng shadow lại một ít khi xử lý.

2. Chân máy và Remote Chân máy giúp chống rung khi phơi. Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

ĐỊA ĐIỂM

Nha Trang. Đây là một hốc đá chỉ vào được bằng đường biển. Cảm ơn Đỗ Tuấn Ngọc đã chia sẻ góc ảnh này với anh.

HẬU KỲ LIGHTROOM 5

Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh màu dùng White Balance, Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết. KHÔNG NÂNG SÁNG ẢNH.

Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.

Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp