“Đằng sau lớp mù sương có thể là hào quang rực rỡ…
nếu không vượt qua thì làm sao bạn thấy được gì khác ngoài mây mù” Andre Luu
CÁCH BẮT KHOẢNH KHẮC RAY NGƯỢC ĐẸP NHẤT
Ray (tia xẹt) ngược là một khoảnh khắc đẹp và hiếm có. Khác với ray thường được chiếu từ trên cao xuống thì ray ngược được chiếu từ dưới lên, lúc mặt trời ở vị trí dưới chân trời nên nó có đầy đủ sắc màu của bình minh hay hoàng hôn. Khoảnh khắc này thường rất nhanh, xảy ra chỉ trong vòng vài phút. Sau đây là những kinh nghiệm giúp các bạn lúc nào cũng sẵn sàng bắt được ray ngược khi nó hiện ra.PHẢI CHUẨN BỊ GÓC MÁY SẴN SÀNG
Một ảnh đẹp là nhờ góc máy đẹp, vì thế bạn phải chuẩn bị trước vài góc máy đẹp ở tại địa điểm đẹp đã khảo sát hay biết trước đúng vào hướng bình minh hay hoàng hôn để lấy được hết ánh sác rực rỡ vào trong khung ảnh. Khi hiện tượng ray ngược bắt đầu hiện ra thì lúc đó bạn có góc đẹp tương xứng với hình dáng của ray đó để canh vào ngay kịp lúc. Lúc này bạn sẽ không còn thời gian để đi tìm góc. Nếu bạn không có góc đẹp với tiền cảnh thú vị thì cho dù bạn chụp được ray thì bạn chỉ mới có được cái phông, ảnh sẽ không đạt được chiều sâu và đẹp một cách xuất sắc.
RAY KHÔNG LẬP TỨC HIỆN RA MÀ NÓ HIỆN RA TỪ TỪ
Như mọi thứ trong thiên nhiên, trước khi ray hiện ra, nó sẽ có những hiện tượng báo hiệu sắp có ray.
- Chân trời có mây đen
Ray ngược được tạo ra khi mây che ở phía chân trời, làm ánh sáng mạch của mặt trời đang ở phía dước chiếu xuyên qua kẽ hở của mây - Khí quyển có hơi nước hoặc có sương
Khí quyển có sương hay hơi nước thì mới làm cái nền cho những vệt sáng hiện rõ ra chiếu thẵng lên như đèn pha. Hiệu ứng này cũng giống như tia nắng chiếu xuyên qua làn khói trắng vậy. - Ray bắt đầu hiện ra mờ mờ
Đây là dấu hiệu chắc chắn nhất. Thấy được dấu hiệu này, là bạn phải di chuyển vào góc máy thích hợp với những đường xẹt của ray canh vào bố cục cho hợp lý.
CHỤP, PHÂN TÍCH VÀ CHỤP LẠI ĐỂ HOÀN HẢO KHI KHOẢNH KHẮC ĐẾN ĐỈNH
Từ tấm ảnh đầu tiên bạn phải kiểm tra độ nét xem có chính xác chưa, tiền cảnh có rõ nét chưa. Kế đến kiểm tra histogram xem độ phơi sáng có tối ưu chưa, rồi filter cân sáng có hợp lý chưa, có cần thay đổi filter hay kéo lên xuống cho ảnh cần bằng nhất hay không. Cuối cùng là bố cục có đẹp chưa, cần phải di chuyển máy như thế nào để cho bố cục hoàn hảo. Khi bạn hoàn thiện dần sau mổi lần bấm máy thì khoảnh khắc cũng dần dần đến đỉnh và bạn sẽ đạt được kỹ thuật tốt nhất ở khoảnh khắc đẹp nhất.
PHƠI SÁNG LÂU CHO NƯỚC MỊN VÀ SƯƠNG BAY
Để cho phong ảnh mịn màng bạn cần phơi sáng lâu để cho mặt nước không gợn sóng và sương bay nhẹ làm toàn cảnh trời nước mịn màng như lụa làm toàn cảnh ảo mộng như một bức tranh. Để thực hiện lúc trời tương đối sáng với ráng màu rực rỡ bạn cần sự trợ giúp của filter ND khoảng 5 stop để làm giảm ánh sáng cho phép phơi lâu.
THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
1. FILTER: 2-Stop Hard Grad ND để cân sáng vùng trời có ráng cam, do trời có nhiều mây và sương nên tương phản tương đối không nhiều, nên 2 stop là vừa đủ. 5-Stop ND để giảm ánh sáng toàn diện cho phép phơi lâu 30 giây để tạo hiệu ứng sương bay mềm mại và nước trong. 2 filter này được chồng lên nhau cùng một lúc trong quá trình chụp.2. Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.
THÔNG SỐ
Tốc độ 30 giây, F/9, ISO 100, Custom White Balance 5800K, tiêu cự 16mm. Sony A7R với lens Sony 16-35 f/4 FE.Lấy nét ở cành cây khô phía trước ngay chồi xanh ở giữa dùng live view phóng ra to nhất với sự hỗ trợ của chức năng peaking.
ĐỊA ĐIỂM
Bãi Độc Mộc, Hồ Suối Vàng, Dalat, Lâm Đồng.Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
HẬU KỲ LIGHTROOM 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND, và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.
Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa