ĐỊA ĐIỂM

THÁC NGỌC BẢN GIỐC

Tóm tắt
Sau 1 ngày đi tìm góc đẹp, mình không ưng ý với một góc thác Bản Giốc nào vì mọi góc đều không ấn tượng mạnh như mong muốn. Cuối cùng, mình quyết định lội qua con suối dưới trời lạnh 15 độ C để đến đồi cỏ sát vách thác, băng ngang qua dòng nước chảy rất mạnh và chấp nhận nguy cơ bị té làm rớt máy xuống nước.
Do ở cách vách thác chỉ tầm 7m, nên bụi nước mịt mù làm cây lá nơi đây đều ướt hết. Vấn đề lớn nhất là ống kính và filter bị ướt mờ chỉ trong chừng 10 giây và hơn nữa khoảng cách khung ảnh quá gần mà ngay cả ống 16mm cũng không thể nào lấy hết được. Vì thế mình quyết định dựng máy đứng lên chụp một seri 5 tấm rồi ghép lại làm panorama. Mỗi lần chụp là một lần lau kính, che, chuẩn bị, lấy che ra rồi chụp. Thật là vất vã, cả người đều bị ướt và rất lạnh.
Địa điểm
Đồi cỏ sát vách thác Bản Giốc nhỏ, Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng.
Thông số
Tốc độ 8 giây. F11. ISO 50. Custom White Balance 3850K.
Tiêu cự 17mm, điểm lấy nét ở đỉnh đầu của cụm cỏ giữa khoản 1.5m theo phương pháp lấy nét tối ưu.
Filter
Format Hitech Grad ND 3-Stop Soft Step 150x170mm filter.
Formatt HD Glass ND 7 stop 144x144mm filter.
AndreLuu Pro 150 holder.
Lấy nét
Dùng Liveview phóng ra 200% để lấy nét tay ở đỉnh của cụm cỏ giữa 1.5m theo phương pháp lấy nét tối ưu, ở nơi có độ tương phản cao nhất, nếu trời tối thì dùng đèn pin chiếu vào chổ đó cho sáng lên, hỗ trợ lấy nét dễ dàng hơn. Lấy nét tay theo cách lấy nét tối ưu chỉ cần lấy một lần và chụp suốt buổi bình minh này.
Tham khảo
CÁCH LẤY NÉT TỐI ƯU TRONG PHONG CẢNH
Độ phơi sáng
Dùng ISO 50, F11 và chế độ A (Aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải. Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO mặc định để không phải chờ lâu khi chụp thử.
Tham khảo
CÁCH TỐI ƯU HÓA ĐỘ PHƠI SÁNG VỚI HISTOGRAM
Grad ND FILTER
Gắn filter Grad ND 3 khẩu mềm vào và canh cho vừa tới chân trời, cân phần sáng hơn của phần trời cho bằng với phần tối hơn của nước.
Cách canh bố cục
Xem hình phân tích bố cục theo số ghi chú.
Chọn góc này vì ở tiền cảnh có những mô đất phủ cỏ rất đẹp, cách thác bởi một con suối nên nơi đây ít ai leo vào, nên cỏ rất sum xuê và giữ được nét hoang sơ. Cỏ phủ sương nước nên có màu hơi trắng tạo màu sắc khác biệt và thú vị.
Canh thác chính với 2 hướng của mô đất vào một điểm tạo một bố cục nhất quán về điểm nhấn là giao điểm của các hướng chỉa vào.
Canh đường cung của thác nhỏ và đường vô hình cạnh của mô đất dưới vào góc cho bén.
Canh quần thể thác cho tách rời cạnh phải, và cân mọi yếu tố cho cân xứng về khoảng không và có.
ND Filter
Sau khi kiểm tra độ phơi sáng và canh bố cục xong thì gắn ND 7 khẩu vào, vì ND 7 khẩu giảm ánh sáng 7 khẩu, nên mình tăng thời gian chụp lên 7 khẩu để có thể phơi lâu 8 giây làm cho nước mịn màn như lụa.
Xử lý trong LightRoom 5
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý.
Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.
Basic:
White Balance 3850K tạo tông màu xanh làm nổi bật thác và bụi nước.
Clarity +20 (làm rõ cho cảnh nhiều bụi nước).
Vibrance +20 (làm màu tươi thêm vì bụi nước làm giảm độ tươi của màu).

Tone Curve:
Medium Contrast.

HSL-Hue:
Blue -10 (trời xanh hơi lá canh).

HSL-Luminance:
Green +10 (cho cỏ xanh sáng lên).
Aqua + 30 (cho mặt nước xanh sáng lên, nổi bật lên).

Các thông số khác là 0.

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp