TÍNH 3D TRONG ẢNH 2D
Nhiếp ảnh ở công nghệ hiện tại là 2 chiều ngang và dọc hay 2D (D viết tắt cho Dimension nghĩa là chiều). Nên khi mình nói về tính 3D, là mình nói đến tính 3D được cảm nhận trong khuôn khổ của 2D.TÍNH 3D TỪ TRƯỜNG ẢNH CẠN
Khi phông ảnh mờ đi sẽ giúp làm nổi bật chủ thể. Kỹ thuật này thường được ứng dụng trong ảnh chân dung (kết hợp với lens dài), nhưng cũng có thể ứng dụng trong phong cảnh khi sự mờ phông đó vẫn có chi tiết của hậu cảnh, tạo cho ta cảm giác không gian xa và gần, tuy nhiên trong phong cảnh dùng lens rộng (thường là phải rộng hơn 35mm) thì mới dễ thể hiện tính 3D. Để làm phông mờ (xóa phông) trong phong cảnh bạn làm như sau:- Dùng khẩu lớn (số f nhỏ), càng lớn thì trường ảnh/ DOF cũng càng hẹp nên càng mờ. Bạn muốn cân đối độ mờ để vẫn thể hiện được chiều sâu ở hậu cảnh (ví dụ trong ảnh dưới là f/1.8)
- Dùng tiêu cự rộng, tốt nhất là rộng hơn 24mm thì mới dễ thể hiện chiều sâu ở hậu cảnh (ví dụ trong ảnh dưới là ở 21mm.)
TRƯỜNG ẢNH CẠN CŨNG CÓ THỂ TẠO RA VỚI SƯƠNG
Sương làm mờ cảnh vật, càng xa máy ảnh càng nhiều sương che nên càng mờ, tạo một hiệu ứng rõ mờ từ gần đến xa nên rất 3D một cách tự nhiên.TÍNH 3D TỪ ỐNG KÍNH – ZEISS
Tính 3D thường được bàn tán nhiều nhất khi đề cập đến dòng lens của Zeiss. Tín đồ Zeiss thường mô tả tính chất đó như một điều gì đó huyền diệu (magical, 3D pop). Về căn bản Zeiss có độ tương phản ở chi tiết nhỏ rất cao (micro contrast), kế đến là phẩn chuyển tiếp từ vùng nét (In focus) ra vùng không nét (Out of focus) tương đối ngắn, tạo ra trường ảnh hẹp/ xóa phông gần với chủ thể hơn, nên cho cảm giác 3D hơn. Khi kết hợp 2 yếu tố này thì ảnh chụp từ lens Zeiss có một cảm nhận 3D khó có thể phân tích một cách chính xác được (quantitatively).TÍNH 3D TỪ ỐNG KÍNH KHÁC
Không phải lens nào của Zeiss cũng có tính chất này, một số có và một số không. Cũng tương tự, không chỉ có Zeiss mới có đặc tính này. Những lens xuất sắc từ nhiều thương hiệu khác mà có micro contrast tốt, độ nét tốt, hoặc/ và thêm vùng out nét mịn màng đều có hiệu ứng 3D này. Về căn bản thì đó là những lens có độ nét tốt và tương phản cao. Trên thực tế để cảm nhận được sự khác biệt trên lens, thì bạn phải có một khả năng phân tích kỹ thuật ở mức khá tốt.Ngoài 2 yếu tố trên, bạn có thể tạo hiệu ứng 3D trong phong cảnh với những cách thiết thực hơn như sau:
CHỌN GÓC ẢNH CÓ CHIỀU SÂU – TIỀN CẢNH VÀ HẬU CẢNH
Tính chất 3D thiết thực nhất bắt đầu từ góc ảnh có đầy đủ tiền cảnh và hậu cảnh để có thể thể hiện chiều sâu. Cả 2 cần phải có chi tiết thú vị để so sánh gần và xa.LENS CÀNG RỘNG CÀNG TĂNG HIỆU ỨNG 3D
Lens càng rộng càng tạo ra hiệu ứng phổi cảnh, mọi thứ ở càng gần càng to, càng xa càng nhỏ, sự chênh lệch về kích cỡ gần và xa khác nhau rất nhiều. Điều này tạo cho người xem một cảm giác không gian rất mạnh mẽ.LENS CÀNG RỘNG CÀNG HÚT
Vì sự tương phản kích cỡ gần xa này, mà lens siêu rộng làm cho mây hút vào khu vực trung tâm của khung ảnh. Nên khi kết hợp với phơi sáng lâu, làm cho mây bay, rất dễ tạo bố cục hội tụ, một yếu tố 3D rất mạnh.DÙNG ĐƯỜNG HỘI TỤ TRONG BỐ CỤC
Tương tự như những đường hội tụ tạo ra bởi sự hút của mây như trên thì bạn cũng có thể canh những đường dài song song và dùng lens rộng để gom chúng về một điểm tạo ra cảm giác 3D mạnh.XỮ LÝ LÀM TỐI PHẦN TRÊN VÀ DƯỚI CỦA ẢNH
Phần trên và dưới của ảnh là phần gần nhất trong khung ảnh, làm tối phần gần so với phần xa ở trung tâm ảnh, củng tạo ra hiệu ứng gần xa, 3D trong ảnh. Trong Lightroom, bạn có thể dùng Grad ND để làm việc này. Kéo 1 gnd từ trên xuống đến gần giữa khung ảnh, giám sáng exposure khoảng 0.5-1stop là đủ. Làm thêm 1 gnd từ dưới lên cho khung ảnh bên dưới là được. Cách này rất hiệu quả khi dùng với những cảnh có nước phản chiếu như trong hình minh họa dưới đây.THAM KHẢO THÊM:
BỐ CỤC PHẦN 3: TIỀN CẢNH – 13 ĐƯỜNG DẪN + 5 TIÊU CHUẨN THU HÚT 1.0
NHỮNG TIÊU CỰ ỐNG KÍNH RỘNG NÀO CHO PHONG CẢNH
Chân thành cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn có thể liên lạc với mình để lấy GPS/Google Map :)
Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.
Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa