ỐNG KÍNH

DÒNG CHẢY BẮC SƠN

CÁCH TÌM CẢM XÚC VỚI PHƠI MÂY LUỒN

Đã có biết bao nhiêu ảnh mây luồn từ đỉnh Nà Lay Bắc Sơn với quá nhiều góc chụp giống nhau, đơn giản vì vị trí đứng chỉ có vỏn vẹn tầm 3x3m trên mổi 1 cái nóc nhà của trạm Viba. Trong suốt 2 ngày trên đỉnh này, trời có nhiều sương tạo ra mây luồn dầy đặc rất đẹp, tuy nhiên trời quá mù, ánh sáng bình minh không đủ mạnh để tạo ra ánh sáng hồng đỏ ngược sáng độc đáo như ảnh BÌNH MINH TRÊN MÂY SAPA, nên mình chuyển qua phương án 2 là phơi mây luồn để tạo sự chuyển động trên mây.

THÍ NGHIỆM TỐC ĐỘ PHƠI SÁNG VỪA CHO HIỆU ỨNG
Để thực hiện phơi sáng lâu thì trời phải có gió để mây trôi, điều này cũng không khó vì lúc nào mây cũng trôi, chỉ là nhanh hay chậm. Để tìm ra hiệu ứng mây di chuyển đẹp nhất, mình thí nghiệm từ 15 giây đến 2 phút, dùng filter ND để giảm tốc độ chụp. Cuối cùng thì mình thấy 50-60 giây (1 phút) tạo ra hiệu ứng mây luồn bay thành vệt đẹp nhất. Tốc độ nhanh hơn thì mây sẽ cô động quá cứng và quá bình thường như hàng ngàn ảnh khác, quá lâu thi hiệu ứng mây bay qua lại quá nhiều làm mất hết các chi tiết trên mây và làm ảnh bị mù.

CHỌN GÓC ẢNH THÍCH HỢP
Góc ảnh này là góc duy nhất vừa có núi nhiều lớp sâu vào trong, và vừa có 2 ngọn núi phía trước để làm tiền cảnh. 2 ngọn núi tiền cảnh này rất quan trọng vì chúng nằm riêng lẽ ở trong thung lũng với mây luồn bao phủ chung quanh, như thế thì mới diễn đạt được hiệu ứng mây trôi.

XỬ LÝ ẢNH CHO BỚT MÙ
Dù muốn dù không ảnh mây luồn thường bị mù do lượng sương trong không khí rất lớn. Nếu bạn may mắn thì bạn sẽ có mây luồn lúc trời rất trong, nhưng đều đó đã không xảy ra khi mình chụp ảnh này. Để khắc phục và lấy lại sự trong trẽo cho ảnh, trong lightroom mình dùng thông số như sau:

TRONG BASIC
Contrast = +100
Clarity = +100

TRONG TONE CURVE
Point Curve = Strong Contrast

Sau đó dùng các công cụ khác chỉnh ảnh như thường lệ mà mình có hướng dẫn trong video Lightroom.
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý. Cân chỉnh màu dùng White Balance, Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.

THAM KHẢO

WORKSHOP LIGHTROOM 5 CỦA ANDRE LUU TRÊN YOUTUBE
Phần 1: https://www.youtube.com/watch?v=HaO5zvQ1-9U
Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=dten6lwYHHA

PHƠI SÁNG LÂU PHẦN 2: VỚI ND FILTER
http://andreluu.com/ky-thuat/phoi-sang-lau-phan-2-voi-filter-nd

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG
Filter Grad ND 2 stop Hard để cân sáng vùng trời làm phần núi sáng lên. Filter ND 10 stop để cho phép chụp với tốc độ chậm đến 1 phút.

Chân máy và Remote Chân máy giúp chống rung khi phơi. Remote để chụp mà không chạm vào máy, không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

THÔNG SỐ
Tốc độ 50 giây, F/11, ISO 100, Custom White Balance 5650K, tiêu cự 100mm. Máy Sony a7R + Lens Contax N/Carl Zeiss 70-200 f/4.

ĐỊA ĐIỂM
Trên trạm Viba, Đỉnh Nà Lay, Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.

Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp