ĐỊA ĐIỂM

TIA SÁNG MÂM XÔI

Tham khảo ảnh chụp cùng góc SAO SÁNG MÂM XÔI

CÁCH DỰ ĐOÁN VÀ BẮT ĐƯỢC RAY ĐÚNG KHOẢNH KHẮC

Ray là hiện tượng ánh sáng mạnh chiếu xuyên qua mây tạo thành tia xẹt đẹp một cách đặc biệt. Ray có thể dự đoán với xác xuất rất cao khi nó sắp xảy ra, nếu làm được đều này bạn sẽ bắt được nó ở khoảnh khắc đẹp nhất và khi kết hợp được với góc ảnh đẹp sẽ cho bạn một bức ảnh ưng ý. Sau đây là những kinh nghiệm dự đoán của mình.

CHUẨN BỊ ĐỂ BẮT RAY
Thấy được những yếu tố sau, bạn hảy chuẩn bị tinh thần để bắt ray.

  • Mặ trời ở trên phải sáng
    Ở phần trên của bầu trời phải trong, thì ánh sáng mặt trời mới sáng và mạnh, đủ sức để tạo ra ray.
  • Dưới mặ trời có đám mây đen
    Ở phần dưới của bầu trời phải có mây, nhất là mây đen, đủ dầy để che mặt trời, nhưng không dầy đặc để vẫn có thể tạo ra lổ hổng khi được gió làm mây di chuyển.
  • Trời phải có gió vừa đủ
    Gió thổi nhanh quá thì mây sẽ mù che hết bầu trời không tạo ra ray. Gió ít quá không làm mây bay tạo ra lổ hổng. Gió vừa vừa đủ làm mây bay nhưng không làm mây mù là yếu tố tốt nhất.

CHỌN GÓC ẢNH & CANH BỐ CỤC

Chọn góc đẹp và góc lớn để dể dàng bắt ray, vì mình không biết chính xác ray sẽ xuất hiện ở đâu nên chọn góc lớn dể hơn là góc nhỏ. Góc lớn là góc có thể dùng ống kính rộng như trong ảnh cover mình dùng 20mm. Canh và chụp thữ vài bố cục khác nhau để chọn ra bố cục đẹp nhất và sẳn sàng uyển chuyển thay đổi khi ray xảy ra.

CHUẨN BỊ FILTER

CPL (CIRCULAR POLARISER)
Trong cảnh ruộng lúa lúc nào củng nên dùng filter CPL để giảm độ bóng có sẳn trên lúa. CPL cắt giảm độ bóng sẽ làm màu của lúa (hay lá cây thực vật khác) sẽ đậm đà hơn thay vì bị độ bóng trên lúa (có màu trắng) làm nhạt màu sắc tự nhiên của lúa.

GRAD ND
Trừ khi là ban đêm, bình thường bầu trời lúc nào củng sáng hơn phần đất, nhất là khi ray xuất hiện. Bạn nên có Grad ND từ 3 đến 4 stop để làm nổi bật ray cùng lúc vẩn tạo đủ ánh sáng cho phần tiền cảnh.

KHÔNG CẦN DÙNG ND
Ray xảy ra và thay đổi vị trí nên bạn cần chụp với tốc độ bình thường, không cần dùng ND để phơi lâu. Vì khi phơi lâu ray sẽ di chuyển làm mờ ray. Tốt nhất là nên chụp tốc độ nhanh hơn 1 giây để bắt ray rõ nét nhất ngoài những yếu tố cân sáng với Grad ND trình bài ở trên.

CHỤP NHIỀU TẤM ĐỂ BẮT KHOẢNH KHẮC ĐẸP NHẤT

Bạn nên chụp rồi phân tích ảnh chỉnh sữa bố cục, canh histogram tối ưu, kiểm tra nét….và chụp suốt khi ray đang xảy ra để bắt được khoảnh khắc đẹp nhất.

THÔNG SỐ

1/6 giây f/11 ISO 50 WB 5250K. Sony a7R + Nikon 20mm f/1.8G với Metabones adapter.

ĐỊA ĐIỂM

Mâm Xôi La Pán Tần, Mù Căng Chải, Yên Bái.

THIẾT BỊ QUAN TRỌNG

1. filter Grad ND Hard 3 stop reverse kéo qua đỉnh núi một chút để che giảm bớt ánh sáng phần trời, phần đầu núi bị che tối được nâng shadow lại một ít khi xữ lý trong Lightroom.

2. Chân máy và Remote Chân máy giúp chống rung khi phơi. Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.

HẬU KỲ LIGHTROOM 5

Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh màu dùng White Balance, Tint trong Grad ND và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết. KHÔNG NÂNG SÁNG ẢNH.

Mời các bạn cho ý kiến và góp ý ở phần bình luận bên dưới. Chúc các bạn chụp được nhiều ảnh đẹp.

Andre Luu (Khương)
Mobile: 0977-747-701
Facebook Profile: https://www.facebook.com/AndreLuu2
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSaigonCom/
Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/LandscapeSapa

Bình luận

Bình luận

Website by Can Long Corp